Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký của người đại diện thì có giá trị pháp lý không?

Câu hỏi: Tôi là người đứng đầu ở một doanh nghiệp và hiện đang có ký kết hợp đồng với một bên đối tác. Tuy nhiên, giao dịch của chúng tôi là hợp đồng chỉ có chữ ký của người đại diện mà không có con dấu. Tôi muốn hỏi “Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký của người đại diện thì có giá trị pháp lý không?”


Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký của người đại diện thì có giá trị pháp lý không?

  • Con dấu doanh nghiệp và giá trị pháp lý trong bản hợp đồng 

Trong hoạt động của các công ty, khi những người đại diện pháp luật đứng ra tiến hành xác lập các giao dịch dân sự thông qua hình thức là hợp đồng trên danh nghĩa của công ty thì cần quan tâm tới cả thủ tục đóng dấu và ký tên.

Vậy thực tế con dấu doanh nghiệp là gì và giá trị pháp lý của nó trong bản hợp đồng là gì?

Con dấu doanh nghiệp là công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để tiến hành xác nhận các loại văn bản và giấy tờ do chính doanh nghiệp của mình phát hành. Con dấu được sử dụng để nhằm khẳng định giá trị pháp lý của các tài liệu đó.

Con dấu doanh nghiệp có 2 loại, là con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu (truyền thống) và con dấu dưới hình thức chữ ký số theo chuẩn quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng con dấu có quy định:

“Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này”.

  • Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký của người đại diện thì có giá trị pháp lý không?

Trước đây, theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu cócó quy định:

“Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước.

Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này”.

Như vậy, đồng nghĩa với việc, trong các văn bản giao dịch, doanh nghiệp sẽ phải đóng con dấu trên đó để thể hiện vị trí pháp lý; khẳng định giá trị pháp lý của doanh nghiệp đối với các văn bản, giấy tờ. Nói cách khác thì nếu văn bản không được đóng dấu doanh nghiệp, thì sẽ không có giá trị pháp lý.


Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 44 của Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2020, con dấu doanh nghiệp đã được quy định khác:

a, Con dấu doanh nghiệp được sử dụng trong trường hợp đảm bảo đúng quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch đã có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu.

b, Việc cần hay phải sử dụng con dấu cũng được thực hiện dựa theo quy định của Điều lệ công ty.

Như vậy, cũng có nghĩa là: không phải trong tất cả mọi trường hợp, doanh nghiệp đều cần phải bắt buộc có đóng dấu trong hợp đồng. Theo đó, hợp đồng bắt buộc phải sử dụng con dấu, trong ba trường hợp:

- Khi pháp luật có quy định phải sử dụng.

- Điều lệ công ty có quy định phải sử dụng.

- Các bên thỏa thuận phải sử dụng con dấu.

  • Các hợp đồng nhất định phải có đóng dấu

Đối chiếu với các quy định liên quan, những trường hợp pháp luật có nêu rõ doanh nghiệp bắt buộc phải đóng dấu, đó là:

- Sổ kế toán phải có chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật; kèm đóng dấu giáp lai (khoản 2 Điều 24 Luật Kế toán 2015).

- Trong các chứng từ kế toán tại Thông tư 133/2016/TT-BTC đều yêu cầu người đại diện theo pháp luật ký, phải ghi rõ họ tên và kèm đóng dấu.


Nói tóm lại, nếu trong Điều lệ hoặc các quy định, quy chế nội bộ không quy định hợp đồng bắt buộc phải dùng dấu thì đương nhiên không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của hợp đồng. Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp không dùng con dấu mà chỉ có chữ ký của người đại diện theo đúng pháp luật, ngay cả khi không được đóng dấu vẫn, hợp đồng vẫn có giá trị khi nội dung và không trái với quy định của pháp luật. 

Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có, hãy liên hệ luật sư của Hãng luật OSLAW theo hotline: 0984.893.239 để được tư vấn một cách nhanh nhất! 


Dịch vụ tư vấn tại OSLAW:

- Tư vấn cho khách hàng về những điều kiện cần và đủ khi giao kết hợp đồng

- Tư vấn, hỗ trợ giúp khách hàng chuẩn bị dự thảo hợp đồng

-  Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng dịch vụ

- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ cần thiết;

Cam kết chất lượng dịch vụ:

OSLAW hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!