Vốn pháp định là gì? Đặc điểm của vốn pháp định
1. Vốn pháp định là gì?
Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2020 không quy định về khái niệm vốn pháp định. Khái niệm này được ghi nhận tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2004, cụ thể: "Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp."
Như vậy, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập doanh nghiệp do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Tùy thuộc vào từng ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật quy định vốn pháp định khác nhau.
Ví dụ:
- Theo khoản 4 Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, điều kiện về vốn thành lập trường đại học tư thục là phải có vốn đầu tư vố mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường);
- Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng.
2. Đặc điểm của vốn pháp định
– Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách).
– Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
– Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.
– Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.