So sánh Chi nhánh và Văn phòng đại diện

Xin chào Luật sư OSLAW. Với kế hoạch kinh doanh của công ty, tôi dự định mở rộng công ty để kinh doanh dịch vụ truyền thông media. Hình thức mở rộng mà tôi quan tâm hiện nay là chi nhánh và văn phòng đại diện. Vì chưa hiểu rõ về 2 loại hình này nên rất mong sự tư vấn từ Luật sư giúp tôi hiểu sự giống và khác nhau của 2 loại hình này. Xin cảm ơn!

Chào bạn! Chúng tôi xin được cung cấp nội dung giải đáp thắc mắc của bạn sau đây:

Giống nhau:

  • Đều là đơn vị phụ thuộc của một công ty;
  • Không có tư cách pháp nhân;
  • Thừa sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức;
  • Hoạt động của chi nhánh cũng như văn phòng đại diện nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó;
  • Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

Khác nhau:

Tiêu chí

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Khái niệm

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp (khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Chức năng kinh doanh

Có.

Không.

Ngành nghề kinh doanh

Được đăng ký tất cả các ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký

Chỉ được đại diện theo ủy quyền

Địa điểm

Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020)

Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020)

Con dấu, giấy phép hoạt động

- Có con dấu riêng (khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020);

- Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

- Có con dấu riêng (khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020);

- Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Về đặt tên

Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)

Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)

Ký kết hợp đồng;

xuất hóa đơn

- Được phép ký hợp đồng kinh tế;

- Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.

- Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

- Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

Nghĩa vụ thuế

- Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);

- Hạch toán độc lập (phải có hóa đơn riêng)  hoặc hạch toán phụ thuộc.

 

- Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);

- Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn

- Kê khai thuế độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện quản lý;

- Hạch toán phụ thuộc.         

Các loại thuế, phí phải nộp

- Lệ phí môn bài;

- Thuế Giá trị gia tăng;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế thu nhập cá nhân.

Thủ tục thành lập

Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

- Phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế;

- Gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

- Phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế;

- Gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Mục đích thành lập

Doanh nghiệp có nhu cầu mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Doanh nghiệp muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh.

 

Trên đây là điểm giống và khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện. Nếu quý khách còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tới OSLAW.

Trân trọng!

OSLAW

Lưu ý:

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của OSLAW. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected] hoặc gọi tới Hotline 0375052484;

- Nội dung của bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc.