Doanh nghiệp phá sản thì giải quyết lương của người lao động như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 54, tài sản của doanh nghiệp sau khi tuyên bố phá sản được phân chia theo thứ tự sau:
"a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ."
Như vậy, người lao động thuộc đối tượng ưu tiên thanh toán thứ hai sau chi phí phá sản. Sau khi doanh nghiệp thanh toán hết chi phí phá sản mà vẫn còn tài sản thì người lao động sẽ được nhận các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. Tuy nhiên, nếu sau khi thanh lý hết tài sản của doanh nghiệp mà chỉ đủ; hoặc thậm chí không đủ trả chi phí phá sản thì người lao động sẽ không nhận được bất cứ khoản thanh toán nào.